• CÔNG TY TNHH SITTO VIỆT NAM
  • (028) 222.97.399
Kỹ Thuật Canh Tác Lúa -Làm Đất, Chuẩn Bị Đất Canh Tác (Bài 3) | SITTO eShop

Kỹ Thuật Canh Tác Lúa -Làm Đất, Chuẩn Bị Đất Canh Tác (Bài 3) | SITTO eShop

  • 21/09/2023

Việc làm đất đóng vai trò rất quan trọng trong việc trồng lúa, làm đất tốt sẽ giúp bà con giảm thiệu được 60-70% các loại nấm bệnh tiềm ẩn trong đất. Mời bà con cùng xem video dưới đây về kỹ thuật làm đất trồng lúa cho một vụ mùa bội thu!

Quy trình

Vụ Đông Xuân: Có 2 quy trình

- Qui trình 1 = Dọn vệ sinh + Xới nước + ngâm ủ + bơm nước + trục trạt => xuống giống

- Qui trình 2 = Trục bằng bánh lồng + ngâm ủ + bơm nước + trục trạt ruộng => xuống giống Clip ruộng lúa

  • Dọn vệ sinh đồng ruộng, gia cố bờ bao để quản lý nước  
  • Trục bằng bánh lồng  
  • Xới ruộng nước  
  • San phẳng ruộng  


Vụ Hè Thu: Có 2 quy trình

- Qui trình (1) = Dọn vệ sinh + cày chảo + phơi ải + bơm nước + xới nước + san phẳng => xuống giống

- Qui trình (2) = Dọn vệ sinh + cày chảo + xới khô + phơi ải + bơm nước + san phẳng => xuống giống


=> Dọn vệ sinh đồng ruộng, gia cố bờ bao để quản lý nước.


Cày đất

  • Sử dụng cày chảo
  • Cày sâu đến 15-20 cm
  • Thời gian phơi ải từ 15 – 30 ngày
  • Sau đó Ngâm nước -> nhử cỏ -> trục/san phẳng  

- Máy san phẳng bằng tia laser  

- Máy san bùn loại nhỏ

 

QUY TRÌNH XỬ LÝ RƠM RẠ VỚI TRICHODERMA  

Lượng chế phẩm Trichoderma

400g Trichoderma/64 lít/1.000 m2 => lọc trước khi phun  

Cày vùi rơm rạ sau khi xử lý chế phẩm

  • Sau đó cho nước vào ruộng, dùng máy xới tay xới và trạc lại cho bằng phẳng, rồi tháo nước ra cho đất thoáng khí
  • 5-7 ngày sau khi xử lý chế phẩm, cho nước vào sạ lúa bình thường.  
  • Sau khi thu hoạch xong cần xử lý chế phẩm ngay
  • Nên xử lý chế phẩm lúc chiều mát
  • Cho nước vào ruộng sau khi xử lý cần đảm bảo rơm rạ và đất thấm ướt nước
  • Bình phun chế phẩm phải được rửa kỹ bằng nước và tráng bằng dung dịch chế phẩm pha loãng trước khi phun  

Phương pháp gieo sạ

  • Sạ bằng tay (sạ lan)
  • Sạ máy kéo hàng
  • Bằng máy phun 
  • Phương pháp cấy

Gieo sạ bằng tay (sạ lan)

  • Mật độ sạ dày: 150-200 kg/ha
  • Ưu điểm: Mật độ cây nhiều, ít hao hụt
  • Nhược điểm: Cây lúa yếu, Chống chịu kém sâu bệnh, Dễ đổ ngã, Khó chăm sóc trong quá trình canh tác.  


Gieo sạ theo hàng (kéo tay/động cơ)

  • Máy gieo lúa theo hàng có nhiều loại hiện có trên thị trường: 8 hàng, 12 hàng, 16 hàng.
  • Yêu cầu: 

- Mầm lúa ra ngắn (vừa nhú); 

- Ruộng bằng phẳng, không gồ ghề; 

- Kéo đi giáp lối, không trùng lối  

Gieo sạ bằng máy (bình máy/máy bay)

  • Mật độ sạ: ≤ 60 kg/ha
  • Những trở ngại cần lưu ý khi sử dụng máy gieo hàng
  • Lúa sạ bằng máy lên không đều do những nguyên nhân sau:

- Tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống thấp;

- Lượng giống phun ra không đều do 

- Làm đất không kỹ 

- Khi phun hạt gió lớn 

- Không có kinh nghiệm sử dụng máy phun hạt

- Khi vừa gieo xong bị mưa to

- Lúa mới lên, thân mềm dễ bị bù lạch hoặc cua ốc ăn phá làm giảm mật độ.  

Phương pháp cấy mạ (cấy tay/cấy máy)

Cấy máy: yêu cầu chân đất cứng, bằng phẳng, mật độ cấy 50 kg/ha

Ưu điểm: 

- Nhanh – tiết kiệm thời gian; 

- Áp dụng được trên diện rộng; 

- Độ đồng đều cao; 

- Dễ quản lý chăm sóc, bón phân, phun thuốc, khử lẫn.

Cấy tay: 

- Cấy mạ nước khi mạ được 15-20 ngày tuổi; 

- Cấy mạ nước khi mạ 10-12 ngày tuổi  



Tin tức liên quan

Success

Đã thêm vào giỏ hàng