Chăm sóc lúa đạt năng suất cao có rất nhiều công đoạn: Quản lý cỏ, quản lý nước, quản lý dinh dưỡng (phân bón), cách chăm sóc, quản lý sâu bệnh
Việc quản lý nước và phân bón đóng vai trò rất quan trọng trong canh tác lúa. Hiện nay, phương pháp canh tác lúa thông minh “ngập khô xen kẽ” được rất nhiều bà con nông dân ĐBSCL áp dụng. Phương pháp này đã giúp kỹ thuật này sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích như:
- Bộ rễ cây lúa ăn sâu vào tầng canh tác.
- Huy động được nhiều dinh dưỡng hơn.
- Cây lúa cứng cây ít đổ ngã, ít nhiễm bệnh.
- Giảm chi phí, năng suất cao hơn.
- Đặc biệt là giảm phát thải khí nhà kính.
- Vào giai đoạn đẻ nhánh đến lúc đứng cái làm đòng, bà con áp dụng biện pháp “Ướt - Khô xen kẽ”. Bà con cho nước vào ruộng với mực nước từ 3-5 phân và để cho đợt nước này tự cạn đến khi thấy mặt ruộng nứt nhe (nứt chân chim) thì cho nước vào lại, rồi tiếp tục để ruộng tự khô, nứt nhẹ và tiếp tục lặp lại trong suốt thời kỳ này.
- Giai đoạn từ đứng cái làm đòng đến trỗ, cây lúa rất cần nước, bà con không nên để ruộng bị khô, duy trì mực nước trên ruộng khoảng 3-5 phân để cây lúa được phát triển một cách tốt nhất.
- Trước khi thu hoạch 7-12 ngay, cần tháo cạn nước để thúc đẩy lúa chín nhanh và mặt ruộng được khô ráo, dễ thu hoạch.
Xem thêm:
Tìm Hiểu Các Yếu Tố Hình Thành Năng Suất Lúa (Bài 1)
Giống Và Chọn Giống Lúa Canh Tác (Bài 2)
Làm Đất, Chuẩn Bị Đất Canh Tác (Bài 3)